Chùa Phật cô đơn (Bát Bửu Phật Đài)
Nội dung
- 1 Chùa Phật cô đơn (Bát Bửu Phật Đài)
- 2 Địa chỉ chùa Phật cô đơn
- 3 Giờ mở cửa chùa Phật cô đơn
- 4 Lịch sử chùa Phật cô đơn
- 5 Sự tích chùa Phật cô đơn
- 6 Kiến trúc chùa Phật cô đơn
- 7 Chùa Thanh Tâm – Từ địa điểm tín ngưỡng đến đạo tràng tu học
- 8 Chùa Phật cô đơn cầu duyên
- 9 Những lưu ý khi đến chùa Phật cô đơn
Không chỉ là một trong những điểm sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng thu hút đông đảo người dân đến lễ Phật, cầu nguyện, tham quan, chùa Phật Cô đơn còn là nơi giáo dục và đào tạo Tăng Ni tại TP Hồ Chí Minh.
Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về chùa Phật cô đơn – Bát bửu Phật đài tại thành phố Hồ Chí Minh (tại TPHCM), hy vọng sẽ hữu ích cho du khách trong chuyến đi sắp tới.
>>> Xem thêm: Xây sửa mộ tại TPHCM ĐÁ MỸ NGHỆ THỊNH HƯNG – Thương hiệu UY TÍN Hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.
Phật đài cháy rụi, chùa bị bom san phẳng khiến tượng Phật trơ trọi giữa vùng đất hoang tàn. Sau thời gian khuất lấp trong lau sậy, tượng “Phật cô đơn” được bài trí trong khuôn viên ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở ngoại ô thành phố. TP.HCM và các tỉnh lân cận có nhiều ngôi chùa cổ không chỉ có kiến trúc đặc sắc mà còn sở hữu những pho tượng đặc biệt. Mỗi bức tượng của các chùa này đều ẩn giấu những câu chuyện, giá trị văn hóa tâm linh riêng.
Địa chỉ chùa Phật cô đơn
Đường đi chùa Phật cô đơn Bình Chánh
Chùa Phật Cô Đơn là tên dân gian đặt cho và thường xuyên sử dụng trở thành một thói quen. Bát Bửu Phật Đài mới là tên chính thức của chùa. Nay chùa đổi tên thành Chùa Thanh Tâm.
Địa chỉ chùa: Ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, cách trung tâm TP Hồ Chí MInh khoảng 30km về hướng Tây Nam. Google Maps
Giờ mở cửa chùa Phật cô đơn
Giờ mở cửa chùa Phật cô đơn từ 5:00 – 21:00 tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến Chủ nhật. Nhưng tốt nhất bạn nên không đến quá sớm cũng như về quá muộn.
Lịch sử chùa Phật cô đơn
Với tâm nguyện tôn tạo ngôi Tam bảo làm chỗ nương tựa tâm linh cho đồng bào, cư sĩ Lê Chí Bình đã phát tâm cúng dường khu đất rộng chừng 30 héc-ta của gia đình, trong đó kiến tạo ngôi chùa Thanh Tâm bên kênh Cầu Xáng, chùa hoàn thành và an vị Phật vào ngày 12-7-1956.
Tại đây, trồng một nhánh cây bồ-đề được chiết gốc từ đại thọ bồ-đề ở Benares, Ấn Độ – nơi Đức Thế Tôn tọa thiền để nhắc nhở thập phương về gốc tích của đạo thiêng.
Chùa Thanh Tâm bắt đầu kiến tạo năm 1955, hoàn thành năm 1956, Bát Bửu Phật Đài được tôn tạo sau đó, bắt đầu vào năm 1959 và hoàn thành vào năm 1961.
Câu hỏi được nhiều người thắc mắc: Chùa Phật Cô Đơn xây xong chưa? Chùa vừa được xây dựng lại và hoàn tất vào năm 2019 sau 1 thời gian dài xây cất lại.
Sự tích chùa Phật cô đơn
Trải qua những năm tháng trong chiến tranh, với sự tàn phá của bom đạn, chùa Thanh Tâm cũng bị thiêu rụi, nhưng lạ lùng thay, kim thân Đức Phật lộ thiên vẫn sừng sững tĩnh tại.
Dân di tản, nơi đây không bóng người, chỉ duy Đức Phật vẫn ở đó, an nhiên, có lẽ do vậy, mà Bát Bửu Phật Đài được người dân, các đoàn thanh niên xung phong đến đây lao động công ích năm 1976 truyền miệng là chùa “Phật Cô Đơn” – Đức Phật một mình giữa đồng không hoang vắng…
Tại đây, nhiều người phát hiện tượng Phật Thích Ca Mâu Ni sừng sững giữa cánh đồng hoang. Thấy tượng trơ trọi nơi đồng vắng, không người hương khói, những người này đặt tên cho tượng Phật này là tượng “Phật cô đơn”. Tên gọi này được lưu truyền từ đó đến bây giờ.
Sự việc tượng Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn tồn tại nguyên vẹn trong vùng đất bị bom đạn bị cày xới trơ trụi khiến Phật tử, người dân tin tượng rất linh thiêng. Sau đó, tượng Phật cô đơn được đông đảo Phật tử, người dân đến chiêm bái.
Năm 1988, Bát Bửu Phật Đài được chỉnh trang. Cùng năm, chùa xây dựng nhiều công trình như: Nhà tiếp khách, phòng phát hành kinh sách, cổng tam quan… Năm 2017, chùa được xây lại toàn bộ và lấy lại tên Thanh Tâm như lúc trước.
Sau đợt trùng tu này, các công trình tại chùa Thanh Tâm đều tráng lệ, có kiến trúc đẹp mắt. Khuôn viên chùa trồng, bài trí nhiều cây xanh, tiểu cảnh. Nơi đây cũng bài trí nhiều tượng phật có kích thước lớn, nhỏ được tạo tác tinh xảo, đẹp như những tác phẩm nghệ thuật.
Tuy nhiên nổi bật và được chú ý hơn cả vẫn là tượng Phật cô đơn có từ hơn 60 năm trước. Tượng được bài trí trên đài cao. Phía dưới tượng là chánh điện của chùa Thanh Tâm.
Phía trước chánh điện, chùa bài trí tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao lớn. Ngoài ra, chùa có nội viện nằm ở 2 bên chính điện. Đây là nơi dành cho các ni sư tu tập.
Tên gọi dân gian này lan tỏa và đi vào lòng người từ đó.
Kiến trúc chùa Phật cô đơn
Chùa Phật cô đơn được xây dựng trên mảnh đất 30ha. Chính vì vậy, mọi không gian trong chùa các khu điện thờ đều vô cùng khang trang, rộng rãi. Hiện nay chùa được tu sửa khá nhiều nhưng vẫn mang vẻ hoang sơ, cổ kính – đặc trưng của những ngôi chùa cổ ở Việt Nam.
Cổng tam quan của chùa được xây dựng cao, to và vô cùng trang nghiêm với đường trạm trổ uốn lượn và vô cùng tinh xảo. Khuôn viên chùa được xây dựng trên diện tích 5ha, chính vì thế nơi đây được trưng bày và thờ rất nhiều tượng phật khác nhau.
Đi qua khuôn viên của chùa là chánh diện. Đây là nơi thờ tụng phật Di Đà, kế bên là tượng phật Tiêu Diện và thần Hộ Pháp. Tiếp đến là các khu điện thờ tượng phật bồ tát Chuẩn Đề, tượng phật Quán Thế Âm Bồ Tát, tượng phật Di lạc, tượng Địa tạng cùng rất nhiều những pho tượng phật khác được trạm vô cùng tinh xảo.
Chùa Thanh Tâm – Từ địa điểm tín ngưỡng đến đạo tràng tu học
Tháng 3-2017, lễ đặt viên đá xây dựng, đánh dấu cho sự chuyển mình của ngôi chùa này được thực hiện. Ngôi chùa được tái kiến thiết toàn diện, đưa ngôi chùa này trở về với tên gọi ban đầu là Thanh Tâm, làm cơ sở nội trú cho Ni giới tu học trang nghiêm, thanh tịnh, bên cạnh cơ sở 2 của Học viện, một trong 4 trung tâm đào tạo Tăng Ni lớn của Giáo hội.
Chùa Thanh Tâm cùng với hai trong số 3 ngôi chùa là cơ sở tự viện trực thuộc sự quản lý của Giáo hội TP.HCM với chức năng đặc thù:
Việt Nam Quốc Tự (Q.10) – Trụ sở Ban Trị sự của Phật giáo thành phố;
Chùa Phổ Quang (Q.Tân Bình) là nơi dành cho chư Tăng các tỉnh thành đến TP.HCM theo học các chương trình chính thức lưu trú và là Nhà Truyền thống của Phật giáo thành phố;
Chùa Thanh Tâm (Bình Chánh) làm nơi lưu trú dành cho chư Ni đang theo học các chương trình cao đẳng, cử nhân và sau đại học thuộc Học viện.
Chùa Phật cô đơn cầu duyên
Người dân trong vùng và thành phố Hồ Chí Minh cho rằng đây là ngôi chùa rất linh thiêng, cùng với cái tên độc đáo chùa Phật Cô Đơn mọi người tin rằng đến đây cầu duyên sẽ được Đức Phật ban phước cho đường tình duyên thuận lợi viên mãn sớm thoát sự cô đơn trong tình yêu.
Vào những ngày cuối tuần, ngày rằm, mùng một đặc biệt là vào ngày 14 tháng 2 rất đông các bạn trẻ từ khấp nơi đền đây để cầu duyên.
Những lưu ý khi đến chùa Phật cô đơn
- Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
- Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
- Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
- Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
- Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.