TỔNG HỢP CỘT ĐÁ ĐẸP, CỘT ĐÁ NHÀ THỜ HỌ

Nội dung

Cột đá là một trong những hạng mục quan trọng, hay được sử dụng trong kiến trúc xây dựng Lăng mộ đá, Nhà thờ họ/Từ đường, Điện thờ, Bảo điện, Đình, Chùa, Miếu thờ, trong khuôn viên của Khu di tích lịch sử, Danh lam thắng cảnh,… Hiện nay có rất nhiều chủng loại và kiểu mẫu hoa văn Cột đá khác nhau. ĐÁ MỸ NGHỆ THỊNH HƯNG tự hào là đơn vị gia công, chế tác cột đá hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Đã thực hiện rất nhiều công trình cột cho các Nhà thờ họ ở Bắc – Trung – Nam; Cho các khu di tích lịch sử, Đình làng, Chùa ở khu vực miền Bắc.

Bao gia Cot da - Cot da dong tru - Cot da Nha tho - Nha go co truyen nam 2021
Báo giá Cột đá (cột vuông, cột tròn), cột đá đồng trụ cho Nhà thờ họ, Nhà gỗ cổ truyền, Đình làng, Chùa của Đá mỹ nghệ Thịnh Hưng, LIÊN HỆ NGAY: 0977.825.888 #cotda

Ý nghĩa của Cột đá Nhà thờ, Cột đồng trụ đá?

Cột đá, cột đồng trụ đá là những thứ không thể thiếu trong kiến trúc chùa, đền thờ,  nơi thờ cúng tâm linh ở Việt Nam. Cột không chỉ giúp nâng đỡ chịu lực cho công trình mà còn là dấu ấn nghệ thuật và biểu tượng tâm linh của các kiến trúc như nhà thờ, đình chùa, từ đường…

Đặt cột đá, bậc thềm đá cho Nhà thờ họ/tổ
Đặt cột đá, bậc thềm đá cho Nhà thờ họ/tổ #nhathoho #cotda

Cột đá được xem là bộ phận quan trọng và thiết yếu, không thể thiếu ở bất cứ một công trình nào, đặc biệt là các công trình kiến trúc tâm linh. Bên cạnh tác dụng nâng đỡ, cột gia công, chế tác bằng đá nguyên khối còn là yếu tố ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của toàn bộ công trình. Vì vậy, việc chọn mua cột đá đẹp cũng quan trọng không kém bất kỳ đồ nội thất nào.

Lap-dat-Cot-da-hien-Cot-da-dong-tru-Cot-den-Nha-tho-ho.jpg
Lap-dat-Cot-da-hien-Cot-da-dong-tru-Cot-den-Nha-tho-ho
Mau-Cot-da-pho-bien-hien-nay.jpg
Mau-Cot-da-pho-bien-hien-nay
Mau-Cot-da-hien-Nha-tho-Cot-vuong-Nha-tho-ho.jpg
Mau-Cot-da-hien-Nha-tho-Cot-vuong-Nha-tho-ho
Cot-da-Vuong-Chieu-da-Rong-da-Bac-da-Binh-phong-da-Nha-tho-ho.jpg
Cot-da-Vuong-Chieu-da-Rong-da-Bac-da-Binh-phong-da-Nha-tho-ho
Hinh anh cac hang muc da my nghe cao cap Thinh Hung
Hinh anh cac hang muc da my nghe cao cap Thinh Hung (cột đá tròn rồng quấn; lan can đá; cuốn thư đá, bậc thềm đá xanh nguyên khối).

Hoa văn của Cột đá xanh cho Nhà thờ họ, Từ đường, Đình, Chùa?

Hoa văn cột, có rất nhiều loại. Có thể đơn giản là Đôi câu đối chữ Hán (Chữ Nho) hay chữ tiếng việt trên Cột; Cũng có thể là Bộ tranh Tứ Quý Tùng – Trúc – Cúc – Mai; Và đặc biệt, cao cấp hơn là Cột khắc Rồng đá uốn lượn.

Dat-Cot-da-Lan-can-da-cho-Nha-tho-to.jpg
Dat-Cot-da-Lan-can-da-cho-Nha-tho-to.jpg

Nghệ nhân Quang Sỹ xin chia sẻ thêm với Quý khách hàng về Ý nghĩa hoa văn Rồng trên Cột đá nguyên khối của Nhà thờ họ hay Đình, Chùa.

Chi tiet Bac them da - Rong da - Cot da Nha tho to
Chi tiet Bac them da – Rong da – Cot da Nha tho to

Dù là thời buổi công nghệ hiện đại, thế nhưng các hoa văn trên cột đá vẫn được người thợ chạm khắc một cách thủ công, tỉ mỉ đến từng chi tiết và hoàn hảo đến từng đường nét.

Nên cho dù là phương pháp thủ công nhưng các hoa văn trên cột không những tinh xảo đẹp mắt mà còn mang nhiều ý nghĩa tinh thần.

Lan Can da Thong Phong DEP - Cho Nha tho to
Lan Can da Thong Phong DEP – Cho Nha tho to

Khác với các nước phương Tây thường ít chạm trổ lên cột mà để màu và hoa văn tự nhiên của đá nguyên khối, người Việt thường thêm thắt nhiều hoạ tiết đặc sắc lên cho các cột của mình.

Cot-da-Nha-tho-Cot-da-dong-tru-Chieu-da-Nha-tho-to.jpg
Cot-da-Nha-tho-Cot-da-dong-tru-Chieu-da-Nha-tho-to

Hoa văn trên cột đá thường được gia chủ rất để tâm từ khâu lựa chọn đến lúc thi công sao cho phù hợp cả về tinh thần chung của công trình và phong thuỷ.

Thiet-ke-Nha-tho-ho-2-tang-voi-Cot-da-Lan-can-da-dep.jpg
Thiet-ke-Nha-tho-ho-2-tang-voi-Cot-da-Lan-can-da-dep

Thường thì các hoa văn sẽ được lựa chọn theo phong tục tập quán, văn hóa vùng miền hoặc tôn giáo.

Ví dụ như đối với Phật giáo thì các hoa văn thông dụng bao gồm Tứ linh (Long, Lân Quy, Phượng), Tứ quý (Mai , Cúc, Trúc, Tùng), Hoa sen, Câu đối chữ Hán, chữ Nôm.

Còn đối với Thiên Chúa Giáo thì các hoa văn thường thấy trên cột sẽ là dây nho, Thánh giá, Chén Thánh…

Phoi canh Tu duong _ Bao dien da dep
 

Phối cảnh Từ đường/Bảo điện

Mẫu thiết kế, phối cảnh gồm có các hạng mục như: Cột đồng trụ; Lan can đá; Bậc thềm; Cột vuông, Cuốn thư đá (bình phong) tất cả được chế tác bằng đá xanh đen tự nhiên!
Thiet ke Nha tho ho - Tu duong dep
 

Mẫu Thiết kế Nhà gỗ 3 gian đẹp

Gồm có các hạng mục như: Cột đồng trụ (cột vách đá); Bậc thềm đá; Cột tròn hiên nhà; Chiếu đá; Rồng đá; Lan can đá Tứ quý,.... bằng chất liệu đá xanh rêu granite. Được nghệ nhân trẻ Lê Quang Sỹ tư vấn và thiết kế thi công, xây dựng cho Nhà thờ gỗ 3 gian cổ truyền tại Ý Yên, Nam Định (gia đình Bác Chung, Cô Xuyến).
Phoi canh Nha tho to dep
 

Phối cảnh thiết kế Đình Làng đẹp

Mẫu thiết kế gồm các hạng mục đá xanh tự nhiên, chất lượng cao của ĐÁ MỸ NGHỆ THỊNH HƯNG làng nghề đá truyền thống Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình.
Ban ve phoi canh Nha tho ho - Cot da dep
  THỊNH HƯNG STONE NINH BÌNH - Đơn vị khẳng định sự chất lượng, thương hiệu, đẳng cấp trong tư vấn, xây dựng các công trình kiến trúc đá mỹ nghệ cho các công trình tâm linh...
Ban ve Nha tho ho dep
  Thiết kế Bảo điện đẹp tại Hà Nam. Quý khách liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, báo giá khảo sát, thiết kế và lắp đặt các hạng mục cho Nhà gỗ cổ truyền (3 gian, 5 gian), Nhà tổ, Từ đường, Bảo điện, Đình, Chùa,... trên toàn quốc!
Thiet ke Nha tho ho
  Mẫu phối cảnh, thiết kế NHÀ THỜ TỔ/TỪ ĐƯỜNG đẹp tại Ninh Bình của Đá mỹ nghệ Thịnh Hưng.
Xay Cong da - Mau Cong bang da xanh khoi tu nhien
Xây cổng đá Tam quan với các cột trụ đá trạm khắc Tranh đá tứ quý Tùng, Trúc, Cúc, Mai đẹp do các nghệ nhân ĐÁ MỸ NGHỆ THỊNH HƯNG chế tác, điêu khắc.

Kích thước Cột đá & lựa chọn kích thước cột chuẩn phong thủy

  • Đối với các công trình lớn cần thể hiện sự uy nghiêm như đình chùa, nhà thờ tổ tiên thì cần cột có độ vững chắc nên kích thước tiêu chuẩn thường là tổng cao 261cm, thân rộng vuông 25x25cm, đế 40x40cm.
  • Đối với các cột chính trong nhà thờ họ, đình chùa hoặc cột nhà xây dựng theo lối phong thuỷ thước Lỗ Ban mong muốn ấm no, may mắn cho gia đình thì có thể chọn kích thước tổng cao 259cm, than vuông 30×30, đế 45x45cm.
  • Với các công trình nhỏ hơn như gia đình thì kích thước 208cm, thân rộng vuông 25x25cm, đế 40x40cm là hợp lý và đủ chắc chắn.
Mau Cot da Vuong cho Nha go co truyen
Mau Cot da Vuong cho Nha go co truyen với bộ cột chạm khắc tranh tứ quý Tùng Trúc Cúc Mai ý nghĩa

Cấu tạo của cột đá, cột đồng trụ đá Nhà thờ?

Một Cột đá hay Cột đồng trụ đá xanh cơ bản thường có ba phần chân cột, thân cột và đầu cột, cụ thể như sau:

Phần đầu cột

Phần đầu cột cũng là phần được mọi người rất quan tâm. Đầu cột thường có tỉ lệ cân đối với hai phần còn lại với độ dày khoảng 15cm. Thiết kế theo dạng bóng đèn bát sen và được trang trí thêm nghê hoặc chim dành dành ở bốn góc.

Riêng đối với cột đồng trụ đá (sẽ được giới thiệu chi tiết hơn ở bên dưới) sẽ có cấu tạo phức tạp hơn gồm tảng, thân, bóng, đao, bát, quả dành dành, nghê, búp sen hoặc đèn…

Mau Lau tho da dep hai mai dinh co
Mau Lau tho da dep hai mai dinh co

Phần thân cột

Phần thân cột thì thường có chiều dài tương ứng với kích thước thực tế của công trình. Đặc biệt là trên thân cột thường được điêu khắc các hoạ tiết tinh xảo phù hợp với ý nghĩa của cả kiến trúc.

Cot da Nha tho ho dep
Cot da Nha tho ho dep với cột đồng trụ và cột vuông, thân cột làm bằng đá xanh nguyên khối, trạm câu đối hoặc hoa văn ý nghĩa.

Các hoạ tiết đó có thể là các văn tự cổ, thơ đối, bộ tứ linh, tứ quý… Hoặc các hình ảnh tượng trưng của tôn giáo như đài sen của Phật hay Thánh giá của Đạo Công Giáo.

Hầu hết cột đá đều được điêu khắc theo lối đục khắc kênh bong tạo hiệu ứng 3D để làm nổi bật hẳn lên được đường nét, hình khối của hoa văn. Đó cũng là tài hoa của những nghệ nhân làm đá mà không phải ai cũng có thể làm được.

Mau Cot da dep - Cot da dong tru Nha tho to
Mau Cot da dep – Cot da dong tru Nha tho to

Phần Chân cột đá (tảng cột đá)

Giống như móng nhà hay rễ cây, phần chân cột (hay còn gọi là chân tảng đá, đá kê chân cột, đá tảng kê cột, đế kê cột) có vai trò quan trọng vì nó sẽ chịu tải toàn bộ cho cột.

Vì vậy mà chân cột thông thường sẽ có kích thước lớn hơn phần thân để giúp cân bằng và chịu lực tốt hơn.

Hoa van Cot da Nha tho
Hoa van Cot da Nha tho

Phần đá tảng kê cột thường được làm rất cầu kỳ, công phu, tỉ mỉ. Các chân tảng đá thành phẩm phải chắc chắn, có vai rộng, nhìn cân đối, vững chãi.

Phần chân cột cũng chia ra phần trên và phần dưới. Phần trên của đế thường được khắc lá bồ đề còn phần dưới thì khắc hoạ tiết cánh sen.

Cau doi tren Cot da vao khu lang mo
Cau doi tren Cot da vao khu lang mo

Hai hoạ tiết lá bồ đề và cánh hoa sen là những vật tượng trưng cho sự trong sạch, thiện lương. Như lời nhắn nhủ của ông cha ta rằng đó là hai đức tính quan trọng của người Việt và cũng là cội nguồn của những điều tốt đẹp.

Thông thường chân cột có hai loại là Tảng Bồng Đá và Tảng Bánh Giầy.

Khu Lang mo da xanh reu dep - cao cap Thinh Hung
Khu Lang mo da xanh reu dep – cao cap Thinh Hung

Với loại Tảng Bồng Đá thì đế có chiều cao từ 30 đến 55cm. Đây cũng là loại tảng đá được nhiều người chọn vì độ chắc chắn và uy phong của nó. Tảng Bồng Đá sẽ gồm chỉ nạm ở trên, quả bồng ở giữa và phần chân cột bên dưới.

Tảng Bánh Giầy thì trông giống như một cái bánh giầy tròn dẹp.

Vì vậy loại này chỉ phù hợp với các cột thấp không yêu cầu đế quá chắc chắn. Nhưng khi thi công tại công trình Tảng Bánh Giầy nhìn cũng rất cân đối và chắc khỏe.

Tảng Bánh Giầy thường được cách điệu thành hình hoa sen để trông đẹp mắt hơn.

Thiet ke Cot da - Cot da dong tru dep Nha tho ho
Thiet ke Cot da – Cot da dong tru, Chieu da, Rong da, Cuon thu da cho Nha tho ho/Nha tho to dep – từ đường, bảo điện,…

Cột đá rồng có ý nghĩa gì trong phong thủy và văn hóa?

ĐÁ MỸ NGHỆ THỊNH HƯNG nhận cung cấp các sản phẩm cột đá rồng bằng đá tự nhiên như đá xanh đen Thanh Hoá, đá xanh Ninh Bình, đá vàng,đá trắng, đá hoa cương granite… đảm bảo chất lượng, làm cột đá chuẩn kích thước theo yêu cầu của quý khách hàng.

Dat cot da cho Nha tho ho Pham
Dat cot da cho Nha tho ho Pham tại Hưng Yên

Ý nghĩa các loại cột đá để lựa chọn phù hợp với phong thủy

Ý nghĩa cột đá tròn

Mỗi một loại hình dáng của cột trụ đều mang một ý nghĩa phong thuỷ riêng vì vậy người chủ cũng nên tham khảo qua ý nghĩa của chúng trước khi lên ý tưởng xây dựng.

Đối với các cột trụ hình tròn thường thể hiện sự toàn vẹn, hoàn hảo. Giống như một vòng tròn không có điểm bắt đầu và kết thúc nên cột trụ tròn cũng mang ý nghĩa của sự trường tồn, vĩnh cửu.

Cot da tron - Mau Cot da tron dep
Cot da tron – Mau Cot da tron dep

Ý nghĩa cột đá vuông

Với các cột hình vuông thì tạo nên ấn tượng mạnh mẽ, rắn rỏi. Cột trụ vuông thường mang ý nghĩa bảo vệ giống như bảo vệ, bao bọc. Hình vuông còn tượng trưng cho chữ điền.

Vì vậy, các cột trụ vuông cũng mang ý nghĩa cho sự màu mỡ, sinh sôi như ruộng đồng. Cột trụ vuông cũng thể hiện cho sự bền vững, ổn định.

Dat Cot da Vuong Nha tho ho
Dat Cot da Vuong Nha tho ho

Ý nghĩa cột đồng trụ

Đối với các cột đồng trụ thì do để ngoài trời nên không có phần đấu cột mà thay vào đó trên đỉnh sẽ là bóng đèn, đao đèn, bát phượng và trên cùng là phượng trầu.

Riêng cột tứ trụ thì sẽ có 2 cột phụ 2 bên là cột nghê còn 2 cột chính ở giữa là cột phượng trầu. Cột nghê thường thấp và nhỏ hơn cột phượng trầu.

Ban ve phoi canh Nha tho ho - Cot da dep
Ban ve phoi canh Nha tho ho – Cot da dep

Cột đồng trụ là gì? Ý nghĩa cột đồng trụ trong văn hóa tâm linh

Cột đồng trụ là một loại cột đá đặc biệt không thể thiếu trong các công trình kiến trúc mang ý nghĩa thiêng liêng như nhà thờ họ, đình làng, chùa, miếu thờ, điện thờ, dinh thờ…Cột đồng trụ đá thường được đặt hai bên của nhà từ đường và trên đầu cột là bát đèn hay cột lửa lớn. Vì vậy cột đồng trụ đá còn được gọi là cột lửa của nhà thờ họ.

Giống như một ngọn đuốc soi sáng trong đêm tối, cột đồng trụ đá mang ý nghĩa xua tan tà khí và những điều đen tối, giữ cho vùng đất của cả họ luôn được bình an.

Một số ông bà xưa còn nói các cột đồng trụ đá giống như những người lính gác cổng cho nhà thờ họ, giữ cho chốn linh thiêng luôn trong sạch, yên bình.

Chính vì lẽ đó mà cột đồng trụ đá cũng được thiết kế cầu kỳ sắc sảo vừa thể hiện được sức mạnh của dòng tộc vừa mang lại điềm lành cho con cháu.

Cũng vì ý nghĩa đặc biệt đó mà mọi người thường chọn các chất liệu đá núi để làm cột đồng trụ đá. Đặc biệt là hai loại đá xanh đen và đá xanh rêu vì hai loại này có độ bền cao, đẹp mắt, ít bay màu mà giá thành lại vừa phải.

Chiều cao của cột đồng trụ đá thường khoảng 4 đến 7 mét tuỳ theo yêu cầu của công trình. Đường kính cột thì vào khoảng 60 đến 80cm theo tỉ lệ cân xứng với chiều cao cột.

Các kích thước này đều được canh theo thước lỗ ban phong thuỷ, đảm bảo an toàn về kỹ thuật, có tính thẩm mỹ cao và mang đến những điềm tốt.

Mau Cot da Nha tho ho - Cot da dong tru Nha tho ho
Mau Cot da Nha tho ho – Cot da dong tru Nha tho ho

Cột đá nhà thờ họ

Nhà thờ họ có thể xem là một di sản văn hoá tại mỗi địa phương, vùng miền.

Nơi đây vừa lưu giữ những văn bản quan trọng với một dòng tộc như gia phả, văn tự cổ nhiều đời truyền lại, các sắc phong khen thưởng, các bài vị, bàn thờ, tượng thờ, di ảnh cùng những câu chuyện, điển tích về gia tộc từ bao đời.

Nơi đây cũng thường trưng bày các di vật của những người trong dòng họ.

Vì vậy đây vừa là nơi để con cháu tưởng nhớ về tổ tiên, hiểu thêm về gia tộc vừa là một di sản văn hoá lịch sử thu nhỏ của dòng họ.

Các loại cột bằng đá từ cột đồng trụ đá ngoài sân đến các cột nâng đỡ công trình và các cột trang trí bên trong đều là những điểm nhấn quan trọng cho nhà thờ họ.

Thông thường cột nhà thờ họ sẽ được chia ra làm hai loại là cộ trong nhà và cột bên ngoài. Cột trong nhà thường có dạng trụ tròn còn các cột hiên hay cột hàng rào bên ngoài có thể là dạng hình tròn hoặc vuông.

Cấu tạo cột đá nhà thờ họ cũng gồm phần chân cột và phần thân nhưng thường không có phần đầu như các loại cột khác. Phần chân cột thường được chạm trổ hoa văn hoa lá và cắt nhám.

Còn phần thân là các hoa văn tinh xảo đẹp mắt. Thường các cột bên ngoài như cột hiên, cột hàng rào sẽ có thiết kế tinh xảo hơn là các cột bên trong.

Các cột với các hoa văn tinh xảo hoặc các câu đối thơ, văn tự cổ chính là nơi cất giữ các giá trị văn hoá của gia tộc và thể hiện tấm lòng nhớ về cội nguồn của con cháu đời sau.

Mau Cot da dong tru Nha tho ho
Mau Cot da dong tru Nha tho ho

Giá cột đá nhà thờ họ hiện nay

Giá cột đá nhà thờ họ hiện nay thường dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng mỗi cột.

Giá cột phụ thuộc vào các yếu tố như kích thước, hoa văn trên thân cột, chất liệu và khoảng cách vận chuyển, thi công lắp đặt.

Vậy nên, không có một mức giá cụ thể nào. Vui lòng liên hệ để nhận tư vấn và báo giá miễn phí.

Quý khách có thể tham khảo giá kích cỡ cột phổ biến sau:

  • Cột hiên nhà bằng đá cao 260cm, thân rộng vuông 25x25cm có giá tại xưởng là 4.000.000 VNĐ

Cột hiên bằng đá cho Nhà gỗ cổ truyền

Cột hiên bằng đá là phần quan trọng có nhiệm vụ nâng đỡ phần mái và làm trụ cho cả công trình. Đối với một ngôi nhà gỗ khoảng 5 gian thì cần có đến 4 hoặc 6 cột hiên bằng đá để tạo sự chắc chắn.

Người ta cũng không làm cột bằng gỗ luôn vì gỗ vẫn có thể bị mục nát, mối mọt nên cột đá vẫn có ưu thế hơn. Không những vậy, cột hiên còn góp phần tăng tính thẩm mỹ, đặc sắc và sự uy nghiêm cho các công trình.

Thường thì các công trình như đình, chùa, miếu, nhà thờ họ, các nơi thờ cúng sẽ có phần hiên và các cột hiên bằng đá.

Mọi người thường lựa chọn đá để thay thế cho các chất liệu khác như gỗ hay bê tông vì những ưu điểm tự nhiên của nó.

Cột hiên bằng đá là sản phẩm làm hoàn toàn bằng chất liệu thiên nhiên nhưng lại bền chắc, không bị thoái hoá theo thời gian, không nứt vỡ, không bị tác động bởi ngoại cảnh, môi trường hay sinh vật như mối mọt…

Cột cũng đủ chắc chắn để đảm bảo những tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe về kiến trúc xây dựng. Vì vậy mà các cột hiên từ xưa vẫn được mọi người ưa chuộng làm bằng chất liệu đá núi, đảm bảo an toàn cho cả công trình.

Phần hiên cũng được xem là mặt tiền của một kiến trúc nên các cột hiên bằng đá cũng góp phần cho diện mạo tổng thể bên ngoài của công trình thêm phần trang nhã.

Vì thường thì các cột đá đều được chạm khắc hoa văn thủ công tỉ mỉ và phù hợp với chủ đề chung của kiến trúc nên cột hiên bằng đá là một phần không thể thiếu để tạo nên một công trình đẹp.

Chất liệu làm cột hiên bằng đá khá đa dạng từ đá vàng, đá xanh đen, xanh rêu, trắng, granite.

Việc lựa chọn loại đá cho công trình thường dựa theo nhu cầu và sở thích của chủ nhân công trình.

Nhưng cũng cần hài hoà về mặt tổng thể và toát lên được những ý nghĩa tâm linh thiêng liêng của nơi đó.Ví dụ như đình chùa miếu thường sẽ chọn chất liệu đá xanh rêu hay xanh đen để tăng phần hoài cổ, trang nhã, thanh bình nhưng vẫn không kém phần trang nghiêm.

Riêng với các kiến trúc nhà ở hay công trình hiện đại thì các loại đá trắng, đá vàng và đá granite thường được ưa chuộng hơn.

Cột đá xanh cho Nhà thờ tổ/Nhà thờ họ, Từ đường

Cột đá xanh đúng với tên thì chất liệu của cột là các loại đá xanh tự nhiên nguyên khối bền đẹp.

Màu của cột đá xanh thường hợp nhất với các công trình như nhà cổ, khu lăng mộ, lăng mộ đá, các nơi thờ cúng, các công trình tâm linh như đình, chùa, miếu…

Đá xanh là  loại đá thông dụng nhất trong các vật liệu làm cột. Các loại đá xanh nguyên khối tuy màu sắc không đa dạng như đá hoa cương hay cẩm thạch nhưng bề mặt nhám và dễ dàng chạm khắc.

Cột hiên bằng đá vàng cho Từ đường, Bảo điện, Đình, Chùa

Cột hiên bằng đá vàng tương tự cột bằng đá xanh cũng làm từ những tảng đá vàng thiên nhiên vững chắc.

Nhưng bên cạnh sự chắc chắn thì đá vàng cũng có màu sắc rất lạ mắt, có chất lượng cao, mang hơi hướng hoài cổ và phù hợp với các công trình như nhà thờ họ, các ngôi đình, chùa…

Ngoài tông màu ấm khá hợp với các kiến trúc bằng gỗ, nhà truyền thống và đình chùa, nhà thờ họ, cột bằng đá vàng còn được nhiều người dùng cho các biệt thự.

Vàng là màu của sự phú quý thịnh vượng còn các loại đá vàng tự nhiên như đá hoa cương vàng hay đá marble vàng lại toát lên vẻ sang trọng hào nhoáng. Vì vậy mà nhiều người rất thích dùng đá vàng làm cột hiên nhà biệt thự.

Cột đá trắng nguyên khối Nhà thờ tổ, Từ đường

Cột đá trắng thì thường được sử dụng cho nhà thờ công giáo, nhà dân sinh và một số kiến trúc mang phong cách phương Tây khác.

Đá trắng thường là đá hoa cương, đá marble hoặc đá cẩm thạch, vốn đã có màu sáng và vẻ thanh cao, thuần khiết nên không cần chạm khắc nhiều vẫn rất sang trọng, trang nhã.

Bên cạnh đó, đá trắng tự nhiên sở hữu nhiều đặc tính ưu việt như thớ đá mịn nhưng độ cứng cao, ít bị thấm nước, màu sắc sáng sủa nhưng không kém phần cổ kính.

Những đặc điểm của đá trắng khiến cho các cột bằng đá không những bền vững mà còn giúp cho cả công trình mang vẻ đẹp lâu dài với thời gian.

Cột đá tròn nhà thờ tổ, đình, chùa

Như đã nói ở trên, cột đá tròn thường thể hiện sự toàn vẹn, hoàn hảo và vĩnh cửu. Chính vì vậy mà cột tròn thường được nhiều người lựa chọn cho thiết kế của mình, nhất là với cột hiên và cột bên trong nhà.

Ngoài ra, cột tròn còn có ưu điểm là bền hơn cột vuông. Vì là dạng khối trụ nên cột tròn không hề có góc cạnh, ít bị tổn hại và hầu như không thể sứt mẻ. Hạn chế góc cạnh còn tạo cảm giác an toàn hơn cho những người xung quanh so với cột vuông.

Phần đế kê cột (phân chân cột) của các cột tròn cũng được thực hiện rất công phu.

Để đảm bảo cho tính vững chãi của cột thì phần chân cột thường dày và thô hơn phần thân và chôn xuống móng nền để làm trụ đỡ cho các phần còn lại. Nhưng không vì vậy mà chân cột trở nên thô kệch hay ít được quan tâm.

Chân cột cũng được những người thợ gọt đẽo tạo hình với các hoạ tiết như lá hay hoa tương ứng với chủ đề hoạ tiết phần thân.

Cột tròn cũng rất thích hợp với các hoa văn mềm mại, uyển chuyển, uốn lượn theo hình tròn như rồng, phượng, lân, kim quy hay tùng cúc trúc mai.

Cột tròn chạm khắc hoa văn rồng thường được gọi là cột đá rồng. Có những nơi chùa chiền thờ cúng cũng có thể chạm khắc hoa văn hoa sen.

Nhìn chung cột tròn vừa dễ dàng điêu khắc, trang trí vừa có ý nghĩa tốt về phong thuỷ và tâm linh.

Cột đá vuông Nhà thờ họ

Cột đá vuông thường cho cảm giác cứng cáp, mạnh mẽ về mặt thị giác nên nó thường dùng cho những công trình như cột cổng tam quan nhà thờ họ, cột đồng trụ đá, cột khu lăng mộ, miếu thờ, điện thờ…

Vì có bốn mặt nên cột cũng thích hợp cho việc trạm trổ các hoa văn theo bộ tứ như tứ quý (tùng cúc trúc mai) hay tứ linh (long lân quy phụng). Hoặc các hoạ tiết mang tính trùng lặp và nối tiếp để thể hiện sự kế thừa và phát huy hay trường tồn vĩnh cửu.

Cột vuông cũng thích hợp cho các bài văn tự cổ hay các cặp thơ đối vừa tạo sự cân xứng giữa các mặt và các cột vừa có giá trị về văn hoá.

Chính các hoa văn hoạ tiết và câu thơ trên cột cũng làm cho nó bớt đi phần thô cứng và trở nên đẹp mắt hơn.

Rồng trong quan niệm kiến trúc xưa

Từ xa xưa hình ảnh rồng đã gắn liền với sự tôn nghiêm, cao quý mang một thần thái của bậc thánh nhân. Người xưa thường dùng rồng để so sánh với những thứ quyền lực, rồng cũng là vật tượng trưng cho vua chúa. Rồng luôn xuất hiện trong những công trình kiến trúc xa hoa, trong những tranh vẽ, quần áo quý tộc, gán liền với uy quyền và địa vị của vua chúa.

Ngày nay rông Châu Á được phác họa với mắt quỷ, sừng nai, tai thú, trán lạc đà, miệng lang, cổ rắn, vảy cá chép, chân cá xấu, móng chim ưng như nói lên sự quyền lực tối thượng và cũng toát lên vẻ thần thánh của rồng. Chính vì thế rồng luôn xuất hiện trong những nơi linh thiêng như đình, chùa, miếu hay những ngôi nhà mà chủ nhân chúng có gia thế quyền lực.

Mau Cong Da vao khu Lang Mo Da DEP Thinh Hung Ninh Binh
Mau Cong Da vao khu Lang Mo Da DEP Thinh Hung Ninh Binh

Ý nghĩa của rồng và Cột đá Rồng đá quấn trong phong thủy

Trong phong thủy rồng mang ý nghĩa tượng trưng cho sự thịnh vượng, tiền tài, quyền lực. Ngoài ra rồng cũng mang ý nghĩa trừ tà, đuổi ma, cân bằng âm dương. Chính vì lẽ đó mà nhiều người hiện nay luôn muốn mua, bày biện đồ trang trí hình rồng tại nơi trang trọng nhất trong nhà, phòng khách.

Cot da Khac Rong dep Nguyen Khoi
Cot da Khac Rong dep Nguyen Khoi

Ý nghĩa của rồng trong kiến trúc của Cột đá, Cổng đá

Trong kiến trúc hình tượng rồng được sử dụng nhiều trong những bức phù điêu, tranh vẽ, trạm khắc trên tường, chiếu và đặc biệt là cột đá rồng. Tất cả những điều đó là nhằm mục đích trấn yểm theo phong thủy. Theo phong thủy dù tượng đá rồng, phù điêu rồng, chiếu rồng đá, cột đá rồng không tỏa ra năng lượng cũng như trấn yểm mạnh bằng chất liệu đồng nhưng hiệu ứng nó mang lại cũng không hề nhỏ.

Cot da cao cap cua Cong lang da Ninh Van
Cot da cao cap cua Cong lang da Ninh Van – Khắc Rồng đá rất tinh vi, sắc nét

Hình tượng rồng là hiện thân của sự hài hòa giữa nghệ thuật và sức mạnh. Nó mang một nét đẹp vừa mềm mại, hiền hòa, uyển chuyển vừa mang yếu tố dữ tợn, nhung hiểm và đầy quyền lực. Khi sử dụng hình ảnh rồng để trang trí cho nhà thờ, cột rồng đá, chiếu rồng đá người ta sẽ luôn sử dụng một cặp rồng ở hai bên cột đá, hai con rồng sẽ uốn lượn ngậm ngọc minh châu. Đầu rồng hướng ra phía cửa để thể hiện sự chấn yểm trừ tà.

Hinh anh Rong da DEP Cot Rong da Cao cap Ninh Binh
Hinh anh Rong da DEP – Cot Rong da Cao cap Ninh Binh

Rồng trong kiến trúc đình chùa nên được sơn vàng hặc màu đồng vì đây là màu hợp với mệnh thổ mà rồng là hành thổ trong 12 địa chi thuộc hành thổ.

Mau Rong da trang tu nhien nguyen khoi cho Nha tho ho, Dinh, Chua
Mau Rong da trang tu nhien nguyen khoi cho Nha tho ho, Dinh, Chua

Dưới đây, Nghệ nhân Quang Sỹ xin giới thiệu và chia sẻ với Qúy khách hàng về những Mẫu Cột đá, Cột đồng trụ đá,… mà chúng tôi thi công, xây dựng cho khách hàng.

>>> Quý khách tham khảo thêm: Chân cột đá đẹp cho Nhà thờ gỗ, nhà gỗ cổ truyền cho Nhà thờ, Từ đường, Đình, Chùa, Bảo điện, Từ đường,… trên toàn quốc.

Bảng báo giá Cột đá đẹp năm 2023

Bảng giá cột đá và một số kích thước phổ biến thường sử dụng, quý khách có thể tham khảo:

Tên sản phẩm Kích thước (cm) Giá thành (vnđ)
Cột tròn 20 x 200

22 x 200

25 x 230

30 x 255

3.500.000đ

4.000.000đ

4.500.000đ

5.500.000đ

4.500.000đ

5.000.000đ

6.000.000đ

7.500.000đ

Cột vuông 20 x 20 x 200

25 x 25 x 235

30 x 30 x 255

3.500.000đ

4.500.000đ

5.500.000đ

4.500.000đ

6.000.000đ

7.500.000đ

Cột đồng trụ 40 x 40 x 455

45 x 45 x 500

50 x 50 x 565

27.500.000đ

37.000.000đ

48.500.000đ

37.500.000đ

48.000.000đ

59.000.000đ

Cột đá rồng 30 x 255 10.500.000đ

13.500.000đ

Lưu ý:

* Bảng giá trên được sản xuất tại xưởng chỉ mang tính chất tham khảo, giá thành cột còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác. Chất liệu đá xanh rêu hoặc xanh đen.

* Để có một bảng báo giá chi tiết cho thiết kế, thi công, xây dựng hoàn thiện cột đá tự nhiên thì cần dựa trên nhiều yếu tố như:

  • Chất liệu đá sản xuất: mỗi một loại đá như đá xanh Ninh Bình, đá xanh đen Thanh Hoá, đá xanh rêu, đá vàng, đá trắng hay đá hoa cương (granite)… đều có giá khác nhau và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của cả công trình.
  • Kích thước các cột: thường thì kích thước càng lớn thì chi phí càng cao nhưng kích thước cột cần đạt đủ tiêu chuẩn kỹ thuật của xây dựng và phù hợp với mặt bằng công trình. Vì vậy nên tham khảo tư vấn của Đá Mỹ Nghệ Thịnh Hưng Ninh Bình trước khi quyết định lựa chọn và báo giá.
  • Họa tiết hoa văn điêu khắc trên cột: các hoạ tiết càng tinh xảo và độ khó cao thì đòi hỏi tay nghề của thợ cũng cao và lương cho thợ cũng đắt hơn. Ngoài ra nếu các mẫu cột phức tạp có thể cần đến nhiều nhân công hơn để hoàn thiện hoặc cần hoàn thành gấp rút thì chi phí cũng có thể cao hơn.
  • Địa điểm thi công lắp đặt: vì cột thường có kích thước lớn nên vận chuyển cần phải có xe chuyên dụng và vật hỗ trợ trong việc lên xuống hàng và di chuyển cột. Các địa điểm thi công lắp đặt xa, ở vùng hẻo lánh, địa hình trắc trở có thể phải phát sinh thêm các chi phí cho việc vận chuyển, bốc dỡ và thi công cột.

Một số mẫu Cột đá tự nhiên đẹp hiện nay

Một số mẫu Bình phong đá Nhà thờ họ đẹp

Mẫu Cổng đá đẹp kết hợp với Cột đá tự nhiên

Mẫu Chân cột đá kê cột gỗ Nhà thờ họ

Mẫu thiết kế Lan can đá kết hợp Cột đá đẹp

Mẫu RỒNG ĐÁ tự nhiên Nhà thờ họ