TỔNG HỢP CÁC MẪU RỒNG ĐÁ ĐẸP
Nội dung
- 1 Ý NGHĨA RỒNG ĐÁ
- 1.1 CÁCH ĐẶT RỒNG ĐÁ
- 1.2 Chiếu Rồng đá đẹp cho Nhà thờ, Từ đường, Đình, Chùa của Đá mỹ nghệ Thịnh Hưng
- 1.3 Chiếu Đá – Rồng đá – Bậc thềm đá Nhà thờ tổ
- 1.4 Thiết kế Mẫu Rồng đá Nhà thờ họ đẹp 2024
- 1.5 Cột đá Vuông – Chiếu đá – Rồng đá – Bậc đá – Bình phong đá Nhà thờ họ
- 1.6 Rồng đá – Sen đầm đẹp cho Nhà thờ họ tại Bình Dương
- 1.7 Rồng đá cuốn mây bậc thềm Nhà thờ họ
- 1.8 Đặt Chiếu đá tự nhiên – Rồng đá bậc thềm – Cột đá cho Nhà thờ tổ
- 1.9 Xây Cột đá – Rồng đá – Chiếu đá Nhà thờ 3 gian
- 1.10 Rồng đá tự nhiên – Rồng đá khối bậc thềm cho Bảo điện
- 1.11 Nghê đá – Rồng đá – Chiếu đá – Cột đá xanh rêu cho Từ đường
- 1.12 Mẫu Rồng đá bậc thềm tại Ao Chùa đẹp
- 1.13 Mẫu Rồng – Tượng rồng đá đẹp
- 1.14 Chiếu Rồng đá, Rồng đá bậc thềm đẹp
- 1.15 Rồng đá tại Ninh Bình
- 1.16 Rồng đá xanh rêu tự nhiên
- 1.17 Mẫu Rồng đá khối cho Nhà thờ tổ
- 1.18 Rồng đá xanh tự nhiên đẹp
- 1.19 Rồng đá khối đẹp tại Bảo điện
- 1.20 Đặt Rồng cuốn mây nguyên khối
- 1.21 Đặt Rồng đá – Lư hương đá- Đèn đá cho Chùa
- 1.22 Rồng đá phong thủy tốt cho gia chủ cũng như công trình
- 1.23 Rồng đá trắng phong thủy
- 1.24 Mẫu Rồng đá xanh rêu bậc thềm đẹp
- 1.25 Rồng đá tự nhiên – bậc thềm đá – lan can đá cho Bảo điện
- 1.26 Đặt chiếu đá hoa SEN – Rồng đá bậc thềm cho Bảo điện
Tổng hợp các Mẫu Rồng đá ĐẸP do Đá mỹ nghệ Thịnh Hưng tư vấn, điêu khắc chế tác và thi công, lắp đặt cho các Công trình kiến trúc Đá mỹ nghệ tiêu biểu như: Nhà thờ họ (Từ đường), Đình Làng, Chùa, Miếu thờ, Điện thờ, Bảo điện, Khu di tích lịch sử, Khu danh lam thắng cảnh như Tràng An, Bái Đính, Chùa Tam Trúc;
Rồng là con vật linh thiêng theo truyền thuyết từ xa xưa của người Phương Đông, rồng được coi là con thú tốt lành, mình rồng dài, trên thân có nhiều vẩy, trên đầu có sừng như sừng hươu, chân có móng vuốt, rồng có nhiều tài như bay trên trời, bơi dưới nước…
Ý NGHĨA RỒNG ĐÁ
Theo Khoa Học Phong Thủy, rồng có tác dụng trừ khử tiểu nhân, đặt biệt là rồng có màu xanh (gọi tắt là Rồng Xanh hay Thanh Long)
Nghệ nhân Quang Sỹ chia sẻ: Nếu đặt rồng xanh ở hướng rồng của ngôi nhà thì những kẻ tiểu nhân không dám gây sự quấy nhiễu, hoặc khi hướng bạch hổ của ngôi nhà khí vận phong thủy quá xấu, thì nên bày rồng xanh ở hướng rồng, để hóa giải tai ách do bạch hổ gây ra. Do đó Rồng hay được đặt chính diện của Nhà thờ họ, Bảo điện, Đình làng, Chùa, Từ Đường,… và các công trình kiến trúc tâm linh.
CÁCH ĐẶT RỒNG ĐÁ
Rồng là con vật đứng đầu trong các loài thú lành, nên ngoài việc hóa sát rồng còn tăng cường phát huy quyền lực, người có chức vụ cao dùng nó có hiệu quả càng lớn. Ngoài ra rất phù hợp cho người làm việc hành chính , hoặc hoạt động chính trị , giúp chống lại những lời dèm pha và tăng cường quyền uy. Có thể đặt Rồng Xanh bằng ngọc (tốt nhất), bằng đá, bột đá…ở góc trái bàn viết tượng trưng cho Tả Thanh Long. Và để loại bỏ hết những khó khăn, trở ngại do bọn tiểu nhân gây ra thì rồng xanh còn có thể bày ở bên trái nhà ở, như vậy hiệu quả sẽ càng tốt hơn.
Sách có câu: “Tiểu nhân hưng ba trở trệ đa, thanh long nhất điều khứ kỳ ác” nghĩa là nếu bị kẻ tiểu nhân tác oai tác quái gây khó khăn ách tắt, thì hãy dùng một con rồng xanh trừ khử hết mọi điều xấu do nó gây ra.
Khi nói về biểu tượng Rồng trong phong thủy mọi người thường nói về hình ảnh song long (lưỡng long) chầu nguyệt, thanh long bạch hổ, long phượng sum vầy, hay cửu long chầu ngọc…, nhưng có một truyền thuyết về tứ long bảo vệ Linh Khí Đất Trời mà không phải ai cũng biết, đó là truyền thuyết tứ long ôm Ngọc Trời rất ý nghĩa, tâm linh.
Theo truyền thuyết, cai quản cõi Trời (Thiên Đình ) là Ngọc Hoàng thượng đế, ngài có 4 vị Hoàng Tử ai nấy đều tài giỏi, xuất chúng không ai trong trời đất sánh bằng. Thủơ đó, Hắc Ma thoát khỏi ngục giam của Trời định cướp Ngọc Trời xưng bá cõi Thiên Đình, Ngọc Trời có sức mạnh linh khí có thể thay đổi trời đất nên NGỌC HOÀNG cử hàng vạn thiên binh thiên tướng đi bảo vệ Ngọc Trời, nhưng không thể khống chế Hắc Ma và bảo vệ Ngọc Trời. Thấy việc nguy nan Tứ Hoàng Tử bèn xin Ngọc Hoàng đi bảo vệ Ngọc Trời. Những trận chiến kinh thiên động địa diễn ra giữa Tứ Hoàng Tử và Hắc Ma bất phân thắng bại, cuối cùng phần thắng thuộc về Tứ Hoàng Tử và vì thế Bốn vị Hoàng Tử vẫn bảo vệ Ngọc Trời cho tới tận ngày nay.
Quý khách tham khảo thêm:
Chiếu Rồng đá đẹp cho Nhà thờ, Từ đường, Đình, Chùa của Đá mỹ nghệ Thịnh Hưng
Và hình tượng của Bốn Vị Hoàng Tử tượng trưng cho Bốn Vị Rồng Thiêng là Đông Hải Long Vương, Nam Hải Long Vương, Tây Hải Long Vương, Bắc Hải Long Vương. Tới ngày nay, dân gian vẫn coi Rồng là linh vật có sức mạnh vô song, vô cùng linh thiêng, và là bậc Đế Vương cai quản 4 Phương, cùng nhau trông ôm chặt Ngọc Trời để bảo vệ Linh Khí của Trời Đất luôn được cân bằng.
Ý nghĩa của biểu tượng tứ long ôm ngọc: Hình ảnh Tứ Long ôm Ngọc Trời thể hiện sức mạnh của chính nghĩa, sức mạnh của sự đoàn kết.
Vì thanh long được coi là một loại thú lành, người ta đồn rằng nếu như người đàn bà nào trước khi sinh nở mà nằm mơ thấy rồng, thì đứa bé trai được sinh ra chắc chắn sẽ hơn người.
Rồng là một trong bốn Tứ Linh, phong thủy và có sức sống mãnh liệt, nên biểu tượng Rồng hay được sử dụng trong hoa văn, điêu khắc kể cả trong các hoa văn của Lăng mộ đá, Mộ đá, hay Cột đá Nhà thờ họ, Lan can đá, Cuốn thư đá và Chiếu Rồng đá.
ĐÁ MỸ NGHỆ THỊNH HƯNG tự hào là đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong gia công, điêu khắc Rồng đá, để có thể chế tác được sản phẩm này đòi hỏi người nghệ nhân phải có kỹ thuật điêu luyện, có kỹ năng và kỹ sảo tốt, thường là những nghệ nhân lâu năm trong làng mới có thể tự tin điêu khắc Rồng. Những nghệ nhân trẻ ngày nay trong làng nghề không có nhiều người có thể điêu khắc, chế tác được như vậy.
Để được tư vấn, báo giá điêu khắc Rồng bằng đá khối, đá trắng, đá vàng hay đá xanh rêu Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – ĐÁ MỸ NGHỆ THỊNH HƯNG, Nơi tinh hoa hội tụ!
NGHỆ NHÂN LÊ QUANG SỸ
Điện thoại: 0977.825.888